samedi 24 décembre 2011

mercredi 17 août 2011

Olá !

Bartolomeu Dias
(* ? - † 1500 ? )



2000 escudos, chapa 1

Phát hành ngày 16 tháng bảy 1992

Xê-ri A697343796

jeudi 14 juillet 2011

Un jour pluvieux

Eugène Delacroix

(* 26 avril 1798 - † 13 août 1863)



La Liberté guidant le peuple


Thần Tự do trên chiến lũy



100 francs émis en 1991
100 francs phát hành năm 1991

samedi 14 mai 2011

Hiệu thuốc

Une pharmacie.



HANOI - Pharmacie J. BLANC 31, rue Paul Bert - HANOI
Collection de P. Dieulefils - Hanoï

*****
Enseigne de boutique:

Maison fondée en 1886

J. BLANC

Pharmacien de 1re classe.
Biển hiệu:

Nhà thuốc thành lập năm 1886

J. Blanc

Dược sĩ hạng nhất.

----------



Gửi từ Hà nội ngày 13 tháng năm 1905
Đến địa chỉ 35 rue de Paris - Colombes - Seine.


Hanoï 13 mai 1905

...

*****

"Julien Blanc est pharmacien à Hanoi depuis 1886, d'abord en association avec Noël Reynaud, puis seul dès juin 1887 (...)"
( Claire Villemagne, Les membres des Chambres de Commerce d’Hanoi et d’Haiphong)

"Julien Blanc hành nghề dược tại Hà nội từ năm 1886. Ban đầu ông canh ti với Noël Reynaud, sau đó làm ăn một mình từ tháng sáu 1887 (...)"

( Claire Villemagne, Les membres des Chambres de Commerce d’Hanoi et d’Haiphong)
*****
"(...). Mais il fallut attendre jusqu'au mois de juin 1886 l'ouverture de la "Pharmacie française et indigène de l'Indochine", Reynaud-Blanc, rue des Incrusteurs, ancien bazar de Paris."

(André Masson, Hanoi pendant la période héroïque (1873-1888), p.164 ; Librairie Orientaliste Paul Geuthner, Paris 1929)


"(...). Tuy nhiên, phải đến tháng sáu năm 1886 mới khai trương "Hiệu thuốc tây và thuốc nam" Reynaud-Blanc, phố Hàng Khảm, trước là cửa hàng tạp hoá Paris."

(André Masson, Hanoi pendant la période héroïque (1873-1888), p.164 ; Librairie Orientaliste Paul Geuthner, Paris 1929)

mercredi 13 avril 2011

Mùa hè.

Notre logement



----------


Gửi từ Ga Hà nội ngày 25 tháng ba 1910

đến địa chỉ 27, rue de la Houle, Granville - Manche.

----------

25 mars 1910

Notre logement(X)à Hanoï

L.B

vendredi 25 mars 2011

Magyarország

A Széchenyi lánchíd






200 forint đúc năm 2009, mặt sau đồng xu mang hình Cầu Xích Széchenyi, biểu tượng của Budapest.





Đầu cầu phía bên Pest.

Ảnh: Wikipedia

***********


Nagyon köszönöm Antal !








mardi 15 mars 2011

Vu du ciel.

Hanoï - Haute Savoie



191. TONKIN - Hanoï - Vue panoramique de la Citadelle.
Hà nội - Toàn cảnh thành Hà nội.
Collection de P. Dieulefils.

--------------------

Gửi từ Hà nội ngày 18 tháng ba 1916 đến Valleiry - Haute Savoie ngày 22 tháng tư 1916.

Hanoï, le 14.3.1916

T'envoie une vue de Hanoï portant au premier plan l'entrée du camp du R. Tonkinois où je suis actuellement.

T'embrasse bien fort






jeudi 3 mars 2011

Un jour de grisaille

Republica Portuguesa


1000 escudo (Chapa 13)
Phát hành ngày mồng 7 tháng mười một 2000







jeudi 24 février 2011

Un petit désespoir

Bồ-đào-nha


500 escudos (Chapa 13)
Phát hành ngày mồng 7 tháng mười một 2000

jeudi 3 février 2011

Năm Tân Mão

Hà-nội 1904


TONKIN HANOI -671. Square Paul-Bert et l'Hôtel des Postes
Hà-nội - 671. Vườn hoa Paul-Bert và Sở Bưu-điện
Collection de Dieulefils
--------------------
Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao)

lundi 17 janvier 2011

Hội Tam điểm

Franc-maçonnerie

TONKIN - Hanoi - Loge Maçonnique
Hà nội - Chi hội Tam điểm.
Collection de P. Dieulefils.
--------------------
Gửi từ Hà nội ngày 17 tháng giêng 1909
Đến địa chỉ 4e Regt d'Artillerie Coloniale (Hanoï)
--------------------
Hanoï le 17 janvier 1909
Quelle chaleur,
P.
--------------------
" Hội Tam Điểm là một tổ chức huynh đệ có nguồn gốc kín xuất hiện vào cuối thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 17. (...) Tên gọi trong tiếng Việt của hội này là "Tam điểm" được giải thích là do các hội viên người Pháp khi viết thư cho nhau thường gọi nhau là huynh đệ (frère), hay thầy (maître), viết tắt F hay M và thêm vào phía sau ba chấm như ba đỉnh của hình tam giác đều." (wikipedia tiếng Việt)

" Từ khi Jules Grévy lên nắm quyền Tổng thống Pháp (1879) cho đến năm 1956 khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, đa số các Tổng Bộ trưởng Bộ Thuộc địa của Pháp là hội viên Tam điểm, đặc biệt là Marius Moutet (1946-1947) có liên hệ nhiều với lịch sử Việt Nam.

Các vị Toàn quyền Đông dương là Paul Doumer, Merlin (1823), Varenne (1926) và thủ tướng Mendès France (1954), người đã ký kết hiệp định Genève đều là hội viên Tam điểm. Nhiều giáo chức, sĩ quan và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam họp nhau thành lập các chi hội Tam điểm tại các thành phố lớn của Việt Nam. Chi hội Tam điểm đầu tiên là "LE RÉVEILLE DE L'ORIENT" tạm dịch là "Đông Phương thức tỉnh", tại Sài Gòn năm 1870. Sau đó ba chi hội khác lần lượt xuất hiện tại Sài Gòn: "Les Fervents du Progrès"; "La Ruche d'Orient"; "Khong Phu Tseu" (Khổng Phu Tử).

Tại Hà Nội, vào năm 1887, cùng lúc với chánh phủ Pháp cho thiết lập chức vụ "Toàn quyền Đông Pháp", chi hội "La Fraternité tonkinoise" thuộc Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) được ra đời với nhiều hội viên nắm giữ các chức vụ quan trọng của guồng máy hành chánh Pháp như toàn quyền, giám đốc v.v. Nhiều đề nghị tiến bộ của chi hội đã được các hội viên đem ra áp dụng cụ thể, đôi khi gặp phải sự khiển trách của chánh quyền trung ương tại Pháp. Ngoài ra, tại Hà Nội, còn có các chi hội Tam điểm khác như "Les Ecossais du Tonkin" và "Confucius". Ở Hải Phòng có chi hội "L'étoile du Tonkin" và tại Huế có "La Libre Pensée d'Annam".

Lúc đầu, các chi hội Tam điểm gồm toàn người Pháp, và mãi đến năm 1928, mới chấp nhận nguyên tắc thu nhận người Việt Nam và hội. Theo bài thuyết trình ngày 28 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội của ông Vũ Đình Mạnh "Hội Tam điểm và người Việt Nam" (La Franc Maçonnerie et les Annamites) thì Khổng giáo có nhiều điểm phù hợp với Hội Tam điểm chứ không đối nghịch lại như nhiều người hiểu lầm. Trong thời kỳ 1940-1941 khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Hội Tam điểm bị Đức Quốc xã và chánh quyền Pétain truy diệt. Tại Đông Dương, dưới quyền của đô đốc Decoux, hội viên Tam điểm Pháp cũng bị đàn áp dữ dội. Đến năm 1946, số hội viên Tam điểm giảm sút rất nhiều. Sau Hiệp Định Genève, chỉ còn hai chi hội tam Điểm tại Sài Gòn: "Le Réveille de l'Orient" và "Khong Phu Tseu". Năm 1963, trụ sở chi hội tại số 110 đường Nguyễn Du tại Sài Gòn bị chánh quyền Miền Nam trưng dụng. Kể từ ngày Miền Nam sụp đổ, các chi hội Tam điểm hoàn toàn biến mất tại Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, Hội Tam điểm đã khởi xướng cuộc cách mạng Pháp 1789 và chủ trương "Tự Do, Bình Đẳng và tình Huynh đệ" trong một thế giới đại đồng không phân biệt chủng tộc hay màu da. Nhưng câu hỏi được đặt ra là Hội Tam Điểm Pháp có chủ trương đi xâm chiếm thuộc địa hay không? Và lập trường của Hội Tam điểm đối với thực dân Pháp ra sao? Ngược dòng lịch sử, với tình trạng xã hội lúc bấy giờ, sau cuộc cách mạng Pháp, Hội Tam điểm cũng như nước Pháp và Giáo hội Pháp, tự cho rằng có bổn phận phải đem văn minh Tây Phương đi khai hóa các nước kém mở mang. Chúng ta đừng quên rằng Hội Tam điểm chống lại việc buôn bán nô lệ trong khi giáo hội Thiên chúa không phản đối việc nầy, và Hội Tam điểm đã khai sinh bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Song mãi đến đầu thế kỷ 20, Hội Tam điểm mới chính thức chống đối chế độ thực dân Pháp. Trong kỳ Đại hội năm 1927, Đại Đường Pháp (La Grande Loge de France) đã đề nghị chánh phủ Pháp:

- Chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm thuộc địa mới.

- Phát huy cơ chế dân chủ tại các nước thuộc địa.

- Phát triển giáo dục khoa học kỹ thuật, áp dụng các đạo luật xã hội, tôn trọng nhân quyền tại các nước thuộc địa.

- Bãi bỏ chế độ phân biệt người bản xứ.

Một chi tiết rất thú vị là bà Varenne, phu nhân của Toàn quyền Đông dương, một hội viên Tam điểm, đã có một cử chỉ thân thiện là mời một viên chức cao cấp Việt Nam ra khiêu vũ với bà trong buổi tiếp tân tại Dinh Toàn quyền tại Sài Gòn (năm 1926). Điều này đã khiến các giới chức Pháp lúc bấy giờ rất bực bội, tưởng chừng như trời đã giáng xuống đầu họ.

Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài chứng liệu lịch sử qua các biên bản buổi họp của chi hội "La Fraternité Tonkinoise" tạm dịch là "Tình Huynh đệ Bắc Kỳ" tại Hà Nội được đúc kết lại qua tập tài liệu "Nos vues et notre action en matière de politique indigène" được dịch là "Quan điểm và hành động của chúng ta qua chánh sách đối với người dân bản xứ" năm 1930. Nói chung, lập trường của Hội Tam điểm ở thời điểm đó, rất tiến bộ đối với xã hội Pháp, nhưng đối với chúng ta ngày hôm nay cũng tạm gọi là được. Hội Tam điểm Pháp tại Việt Nam chủ trương nên áp dụng một chánh sách "khai phóng" (émancipation) thay vì "đồng hóa" (assimilation) dân bản xứ như Pháp đã áp dụng tại các đảo Réunion, Martinique hay tại các nước Phi châu. Theo Hội Tam điểm thì dân Á châu nói chung, và dân Việt nói riêng, có dân tộc tính rất cao, nước Pháp không thể nào đồng hóa nổi. Toàn quyền Varenne phát biểu "Một người Việt dù ở Nam kì hay ở Bắc kì, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ được". Chánh sách "khai phóng" gồm có những điểm căn bản sau đây:

1/ Nâng cao trình độ giáo dục, kỹ thuật, khoa học cho dân Việt Nam. -Ở bậc tiểu học thì phải dạy học sinh bằng chữ Việt. - Ở bậc trung học thì phải dùng tiếng Pháp và tiếng Anh là sinh ngữ chánh. -Phải mở các trường Luật, Y khoa, trường Kỹ sư Công chánh. -Bằng cấp Việt Nam phải được công nhận bằng giá trị của bằng cấp Pháp. Buồn cười nhất là viện trưởng Đại học Thalamas, trong chuyến về thăm nhà tại Pháp, đã trách cứ các đồng nghiệp của mình đã "nhắm mắt" chấm đậu cho những du học sinh Việt Nam tại Pháp, khiến bằng cấp tại Pháp còn thua bằng cấp tại Việt Nam.

2/ Thay thế lần lần viên chức người Pháp ở hạ tầng bằng người Việt Nam.

3/ Đào tạo một quân đội Việt Nam độc lập, sĩ quan Pháp chỉ giữ vai trò cố vấn.

4/ Thành lập các hội đồng dân cử. Lúc đầu các hội đồng chỉ có tư cách cố vấn, sau đó sẽ có quyền hành pháp. Nước Việt Nam sẽ tiến dần đến một chế độ tự trị và sau cùng sẽ trở thành một nước độc lập.

5/ Hội Tam điểm chủ trương tự do báo chí, nhưng hạn chế việc tự do hội họp vì sợ rằng bọn "bôn sê vích" (cộng sản) lợi dụng để bạo động. Ông Varenne đã đình chỉ việc kiểm duyệt báo chí cho đến ngày ông trở về Pháp.

6/ Hội Tam điểm nghĩ rằng chỉ nên trao trả hoàn toàn chủ quyền cho dân Việt Nam khi nào trình độ dân trí được nâng cao, vì nếu không, dân Việt Nam sẽ bị bọn "cầm đầu cuồng tín" bóc lột, có khi đời sống sẽ còn khốn khổ hơn.

Để kết luận, Hội Tam điểm đã có ý dè dặt không tin rằng những "chánh sách" của mình có thể thực hiện được vì các thế lực phản động tại Pháp rất mạnh. "

Nguồn : http://www.tinparis.net/timhieu/htamdiem2a.html