jeudi 30 avril 2009

C'était il y a 34 ans, jour pour jour, que Saïgon a chuté

Sài gòn sụp đổ


Ngân hàng Quốc gia Việt nam

Gửi từ Sài gòn ngày 6 tháng sáu 1967 đến Alpena (Michigan - Hoa kì)

-------------------------------
Về những biểu tượng của dân tộc bị quên lãng
Cờ quẻ Ly


Cờ quẻ Ly của Chính phủ Trần Trọng Kim (9/3/1945 - 22/8/1945)
Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập. Ngày 11 tháng ba 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ độc lập được thành lập ngày 17 tháng tư 1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Lá cờ này mang nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong tám quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.
Cờ quẻ Ly là cờ của cả nước Việt nam, nhưng trong thực tế phát-xít Nhật vẫn cai trị Nam kì. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Nam kì mới được trao trả ngày 14 tháng tám 1945, nhưng mười ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nam kì, trên thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.
*******

Cờ vàng ba sọc đỏ

Quốc kỳ của Quốc gia Việt nam và Việt nam Cộng hòa
............

Quốc huy của Quốc gia Việt nam và Việt nam Cộng hòa

Lá cờ vàng ba sọc đỏ do Lê Văn Đệ, một họa sĩ nổi tiếng thời Đệ nhị thế chiến vẽ và đã được vua Bảo Ðại chọn trong nhiều mẫu cờ khác nhau được trình lên tại một phiên họp ở Hương cảng vào năm 1948. Trong cuộc họp đó, ngoài nhà vua còn có đại diện các đoàn thể chính trị và tôn giáo cùng một số thân hào nhân sĩ ủng hộ Quốc gia Việt nam. Lá cờ có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, giống như cờ của triều đình Huế trong thời gian từ 1890 đến 1920, với ý nghĩa rằng màu vàng trên lá cờ tượng trưng cho màu da người Việt, cho quốc gia dân tộc Việt nam còn ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền của Việt Nam. Có thông tin khác, theo Tiziano Terzani kể lại thì Linh mục Trần Hữu Thanh nói với ông ta rằng lá cờ vàng ba sọc do linh mục vẽ ra và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba miền của Việt Nam: Bắc, Trung, Nam – nhưng cũng là Ba Ngôi Tam Vị Nhất Thể: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Về sau, luận cứ này được thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng Việt nam Cộng hòa trích dẫn lại. Tuy nhiên ngoài hai nhân vật trên, ý kiến này không được nhiều người chia sẻ.
Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng sáu 1948, chính phủ lâm thời của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt nam. Lá cờ này về sau tiếp tục là quốc kỳ của chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và là quốc kỳ của suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt nam Cộng hòa (1955-1975).
Hiện nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ không còn được phép sử dụng tại Việt nam. Tuy nhiên, qua Chiến dịch Cờ Vàng, nó đã được chính quyền của nhiều thành phố và tiểu bang thuộc Hoa kì công nhận là "Lá Cờ Tự Do và Di Sản" (Heritage and Freedom Flag) và được coi là là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương.
Theo wikipedia bản tiếng Việt
...........
Lá cờ vàng ba sọc đỏ dường như xuất hiện lần đầu tiên là ở Bắc kì. Dưới đây là một số hình ảnh do các phóng viên của tạp chí Life chụp lúc Hà nội đón quốc trưởng Bảo Đại (có lẽ sau khi ông kí kết Hiệp ước Vịnh Hạ long với người Pháp, ngày mồng 5 tháng sáu 1948)



............
Cờ vàng ba sọc đỏ được cắm trên nóc tòa nhà Bắc Bộ Phủ tháng bảy 1948
Nguồn panoramio

vendredi 24 avril 2009

Taiwan

Đài-loan



#692. 200 escudos đúc năm 1996

Mặt sau của đồng xu này là hình ảnh chiếc thuyền buồm loại nhỏ của nhà hàng hải người Bồ-đào-nha Andre Feio. Năm 1582, con thuyền của Feio bị mắc cạn ở bờ biển tây-bắc đảo Đài-loan. Cho đến lúc đó, chưa có con tàu nào của người Bồ-đào-nha ghé thăm hòn đảo này. Việc khám phá ra Đài-loan, ban đầu các thủy thủ Bồ-đào-nha gọi đảo này là Ilha Formosa (Hòn đảo xinh đẹp), tạo ra những mối quan đầu tiên của nó với châu Âu.

jeudi 23 avril 2009

Macau

Macao



#691. 200 escudos đúc năm 1996



-------------------------


Macao, một nhượng địa nhỏ bé, được các nhà truyền giáo và lái buôn Bồ-đào-nha thành lập năm 1557. Đây là thương điếm lâu đời nhất của người Âu ở Trung-hoa. Lãnh thổ này được triều đình nhà Minh trao cho Bồ-đào-nha. Để đổi lại, nhà Minh được Bồ-đào-nha giúp chống nạn hải tặc và trả 500 tael bạc tiền thuê đất hàng năm.

mercredi 22 avril 2009

China

Trung-hoa

#690. 200 escudos đúc năm 1996

------------------------------------------------
Đầu năm 1513, Jorge Álvares, thực hiện một chuyến đi biển theo lệnh phó vương xứ Ấn-độ Alfonso de Albuquerque, được phép lên đảo Lintin nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Ngọc trai thuộc phía nam Trung-hoa. Không lâu sau, Alfonso de Albuquerque phái thêm Rafael Perestrello đến miền nam Trung-hoa để tìm mối quan hệ buôn bán với triều đình nhà Minh. Đoàn tàu khởi hành từ Malacca thuộc Bồ-đào-nha, Rafael Perestrello đến Quảng-châu vào năm 1513 và quay lại đây vào các năm 1515, 1516 để giao thương với các nhà buôn Trung-hoa. Những chuyến đi trao đổi thương mại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro này cùng với những chuyến đi của Tomé Pires và Fernão Pires de Andrade là những mối quan hệ ngoại giao và thương mại trực tiếp đầu tiên của người Âu với nước Trung-hoa.Tuy nhiên, sau khi hoàng đế Minh Vũ Tông qua đời ngày 19 tháng tư 1521, phái bảo thủ trong triều đình đã tìm cách hạn chế tầm ảnh hưởng của quan thái giám bằng việc không chấp nhận vị đại sứ mới của Bồ-đào-nha và giao chiến trên biển với người Bồ-đào-nha quanh khu vực Tuen Mun. Tomé Pires bị ép phải viết nhiều lá thư về Malacca để báo rằng ông và các vị đại sứ khác sẽ không được phóng thích khỏi nhà tù của người Hoa chừng nào người Bồ-đào-nha chưa chịu từ bỏ quyền kiểm soát của họ với Malacca và chưa giao nó lại cho vị vua Malacca đã bị phế ngôi (ông này trước đó là một chư hầu chịu cống nạp cho nhà Minh). Tuy vậy, quan hệ của Bồ-đào-nha với Trung-hoa được bình thường hóa trở lại vào những năm 1540 và đến 1557, một cơ sở thường trú của người Bồ-đào-nha được thiết lập ở Macao, miền nam Trung-hoa, với sự chấp thuận của triều đình nhà Minh.
Theo wikipedia

lundi 20 avril 2009

Alliança Portugal - Reino do Sião

Liên minh Bồ-đào-nha và Vương quốc Xiêm



#689. 200 escudos đúc năm 1996


-----------------------

Năm 1511, Alfonso de Albuquerque, phó vương xứ Ấn-độ, cử Duarte Fernandes đi gặp vua Xiêm để trao bức thông điệp hữu nghị. Sau đó, một phái đoàn ngoại giao Bồ-đào-nha do António de Miranda de Azevedo dẫn đầu đã có cuộc tiếp xúc chính thức với triều đình Xiêm tại Ayutthaya vào năm 1512. Đây cũng là lần đầu tiên nước Xiêm có liên hệ với người phương Tây. Trước đó, người Bồ-đào-nha đã làm ăn buôn bán với xứ Malacca (Mã-lai) ở phía nam và họ xem Vương quốc Ayutthaya (Xiêm) như một cơ hội để mở rộng quan hệ thương mại với toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Năm 1517, Ayutthaya kí hiệp định thương mại chính thức với Bồ-đào-nha để đổi lấy súng đạn và phương pháp huấn luyện quân sự của người Âu.

vendredi 17 avril 2009

Xin chào !

Doanh trại quân đội


108 - THI-CAU - Pavillons des Officiers


Thi-cau (Bắc kì) - Các tòa nhà dành cho sĩ quan


-------------------


Gửi từ Đáp cầu ngày 12 tháng chín 1911


Đến Carpentras, Vaucluse

jeudi 16 avril 2009

Tanegashima

Tanegashima


#665. 200 escudos đúc năm 1993



Tanegashima ( 種子島) là hòn đảo nằm ở phía nam đảo Kyushu (Cửu châu), và là một phần của tỉnh Kagoshima. Hòn đảo này là nơi đầu tiên người Nhật-bản và người Bồ-đào-nha tiếp xúc với nhau vào năm 1543. Người Bồ-đào-nha đem bán tại đây vũ khí (súng hỏa mai, thứ vũ khí này mượn tên Nhật-bản là tanegashima do lần đầu tiên chúng được đưa vào đất Nhật là trên đảo này.), xà-phòng, thuốc lá và những sản phẩm khác mà nước Nhật-bản thời trung cổ không biết đến.
Theo wikipedia

mercredi 15 avril 2009

Enviados Daimios Kiushu

Những sứ giả của các lãnh chúa vùng Cửu châu



#667. 200 escudos đúc năm 1993


******************

Những sứ giả của các lãnh chúa vùng Cửu châu


Công việc truyền đạo của các giáo sĩ dòng Tên trên đất Nhật-bản, trong khoảng hai năm đầu, không hề suôn sẻ mặc dù họ đã có những bài học kinh nghiệm từ Ấn-độ. Hầu hết dân xứ mặt trời mọc vẫn là Phật tử và họ không tin Chúa có thể tạo ra muôn loài. Tuy nhiên, với những nỗ lực không biết mệt mỏi của các giáo sĩ, nhiều lãnh chúa Nhật-bản (daimio) đã chấp nhận cải đạo. Mặt sau của đồng xu trên miêu tả bốn samourai ở lứa tuối mười hai, mười ba của các lãnh chúa vùng Omoura, Arima và Otomo trên đảo Cửu châu, họ ăn mặc theo lối Tây phương. Bốn vị quí tộc trẻ tuổi này này đều là những người cải sang đạo Ki-tô và theo học ở một trường dòng của hội dòng Tên. Sau khi cộng đồng tín đồ dòng Tên được hình thành vào năm 1580 tại Nagasaki, các lãnh chúa đã cử bốn người này sang châu Âu yết kiến vua Bồ-đào-nha và giáo hoàng Grégoire XIII. Lúc đó là vào năm 1582. Họ gồm Ito Mancio, Chijiwa Miguel, Nakaura Juliano và Hara Martino. Chuyến công du châu Âu của phái đoàn này vốn là một phần trong chiến dịch của Cha Alessandro Valignano nhằm thuyết phục Toà thánh La-mã về sự cần thiết của “thuyết thích ứng”, một thuyết ông đã đề xuất sau khi đi thăm phương Đông với tư cách Khách Trưởng đoàn của Hội truyền giáo dòng Tên. Trong thuyết này, Vilignano đã trình bày cặn kẽ điều ông coi là bản sắc độc nhất vô nhị của văn hoá Nhật-bản.

lundi 13 avril 2009

Espingarda

Lễ hội Súng trường


#666. 200 escudos đúc năm 1993



Tại Nhật-bản, một số lễ hội truyền thống tiếp tục nuôi dưỡng kỉ niệm về những mối quan hệ lịch sử xa xưa với Bồ-đào-nha, chẳng hạn như Lễ hội Súng trường (Festival da Espingarda) ở đảo Tanegashima (tỉnh Kagoshima) và Lễ hội Nam man ở Sakai (tỉnh Osaka), đây cũng là nơi đã diễn ra những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa hai nước.

Năm 1543, một chiếc tàu của Trung-hoa đang chở người Bồ-đào-nha thì bị hỏng nặng và tất cả phải lên trú trên đảo Tanegashima. Lãnh chúa địa phương đã mua lại từ người Bồ-đào-nha hai khẩu súng trường và sai một thợ rèn làm súng theo mẫu đó. Khi Nhật-bản lâm vào cảnh nội chiến, thứ vũ khí mới này được phổ biến khắp mọi nơi. Trong trận chiến Nagashito lừng danh xảy ra năm 1575 ở gần Nagoya, Oda Nobunaga đã xóa sổ những đội kỵ binh đáng gờm của Takeda bằng một giàn súng trường gồm hơn một nghìn khẩu (kỉ lục thế giới lúc bấy giờ).

samedi 11 avril 2009

Arte Namban

Nghệ thuật Nam man


#668. 200 escudos đúc năm 1993


******************

Nghệ thuật Namban hoặc Nanban chỉ nền nghệ thuật Nhật-bản chịu ảnh hưởng bởi hoạt động giao thương với châu Âu, cụ thể là với người Bồ-đào-nha trong khoảng thời gian 1543-1639. Nó phản ánh thời kì đầu người Nhật-bản đi vào quá trình Âu hóa với phương châm "Tinh thần Nhật, tài năng Tây." (Wakon-Yōsai 和魂洋才, "Esprit japonais, talent occidental"). Bảo tàng Thành phố Kobe hiện đang lưu giữ một bộ sưu tập lớn về nghệ thuật Namban.

Namban (南蛮 "Nam man") là một từ Hán-Nhật ban đầu dùng để chỉ người ở Nam Á và Đông Nam Á. Người Trung-hoa gọi những sắc dân sống ở bốn phía xung quanh họ là "dã man", và người "dã man ở phía nam" được gọi là Nam man. Ở Nhật-bản, từ này mang nghĩa mới khi nó được dùng để chỉ những người châu Âu đầu tiên đến Nhật-bản năm 1543, ban đầu từ Bồ-đào-nha, rồi đến Tây-ban-nha và sau đó là Hòa-lan (mặc dù người Hòa-lan thường được gọi là "Kōmō", 紅毛, nghĩa là "Hồng Mao") và Anh. Từ Namban, một cách tự nhiên, được cho là phù họp với những người mới đến, vì họ đến bằng những con tàu từ phương nam, và phong tục của họ bị coi là hơi “tự nhiên” trong con mắt người dân xứ mặt trời mọc.

Theo wikipedia

vendredi 10 avril 2009

Pedro Álvares Cabral

Brasil 1500


#717. 200 escudos đúc năm 1999



Ngày 22 tháng tư 1500, Pedro Álvares Cabral đặt chân lên đất Brasil.
------------
Xem thêm về nhân vật này tại đây, tại đây, và tại đây

jeudi 9 avril 2009

O Príncipe Perfeito

D. João II : Príncipe Perfeito
(* 1455 – † 1495)



#673. 200 escudos đúc năm 1995



POLA LEI E POLA GREI *

----------------------------


D. João II



Jean đệ nhị xứ Bồ-đào-nha (João II), còn được mệnh danh là Hoàng tử Hoàn hảo, chào đời ngày mồng 3 tháng ba 1455 tại Lisbonne và mất ngày 25 tháng mười 1495 tại Alvor. Ông là vị vua thứ 13 của Bồ-đào-nha. Jean đệ nhị lên ngôi sau khi cha ông, Alphonse đệ ngũ thoái vị. Tuy nhiên, vào năm 1477, Alphonse đệ ngũ đã giành lại quyền lực, vì thế đến năm 1481, Jean đệ nhị mới lại trở thành quốc vương.
Vị vua này sống ở thời kì nền pháp lí La mã được phục hưng và đặc biệt là Bộ luật Justinien (Le Code de Justinien hay Corpus Juris Civilis) được soạn thảo trong khi chế độ chuyên chế đang ngự trị ở Rome. Tất cả các vua chúa vì thế buộc phải tăng cường quyền lực của họ và Jean đệ nhị cũng là một vị vua chuyên quyền vào thời gian đó.
Lúc còn là hoàng tử, Jean đệ nhị đã theo cha mình tham gia trận mạc ở châu Phi và được cha phong tước hiệp sĩ sau khi chiếm được Asilah (Maroc) vào năm 1471. Ông là người quyết liệt bảo vệ chính sách khám phá Đại-tây-dương do ông bác Infant Don Henri (Infante Dom Henrique) khởi xướng. Jean đệ nhị đặt ưu tiên vào những cuộc khám phá và vào việc tìm con đường biển dẫn sang Ấn-độ. Sau đây là một số sự kiện đã diễn ra lúc ông trị vì :
· 1484 – Diogo Cão phát hiện ra cửa sông Congo và thám hiểm vùng bờ biển Namibie.
· 1488 – Bartolomeu Dias thám hiểm Mũi Hảo-vọng và trở thành người Âu đầu tiên đi đển Ấn-độ-dương từ phía tây.
· 1493 – Álvaro de Caminha bắt đầu quá trình thuộc địa hóa quần đảo Saint-Tomé và Principe ; các đoàn thám hiểm được phái đi về hướng Éthiopie bằng đường bộ dưới sự chỉ huy của Pêro da Covilhã.

Một số những cuộc khám phá của người Bồ-đào-nha dưới thời vua Jean đệ nhị vẫn còn chưa được biết đến. Nhiều thông tin được giữ bí mật vì lí do chính trị và nhiều tài liệu lưu trữ về thời kì này bị hủy hoại trong trận động đất năm 1755. Giới sử gia hiện vẫn còn tranh luận sôi nổi về những khám phá của người Bồ-đào-nha, họ ngờ rằng các nhà hàng hải Bồ-đào-nha đã đến châu Mĩ trước Christophe Colomb. Để chứng minh cho giả thiết này, họ thường xuyên viện dẫn những phép tính chính xác về đường kính của qủa đất mà người Bồ-đào-nha đã thực hiện. Hồi cuối thế kỉ XV, nước này có một trường hàng hải, tại đó người ta dạy nghề đi biển, lập bản đồ và toán học, đây cũng là nơi qui tụ các nhà khoa học giỏi nhất thời kì đó. Khi Christophe Colomb tưởng có thể đi tới Ấn-độ bằng tuyến đường phía tây thì Jean đệ nhị đã biết chắc chắn về sự tồn tại của một lục địa nằm giữa châu Âu và châu Á ở bên kia Đại-tây-dương. Những chuyến đi của viên thuyền trưởng bí hiểm Duarte Pacheco Pereira đến hướng tây Cap Vert chắc hẳn quan trọng hơn nhiều so với những diễn giải thông thường. Việc Christophe Colomb khám phá ra châu Mĩ là cội nguồn của những tranh cãi trên vấn đề làm chủ các vùng biển giữa xứ Bồ-đào-nha và xứ Castille (Tây-ban-nha). Chính chuyện ganh đua này dẫn đến việc kí kểt Hiệp ước Tordesilla vào ngày mồng 7 tháng bảy 1494.
Biệt danh Hoàng tử Hoàn hảo về sau mới có và liên quan đến tác phẩm Hoàng tử của Niccolò Machiavelli. Theo quan điểm của tác giá này, Jean đệ nhị thực sự là một vị hoàng tử hoàn hảo. Những người sống cùng thời thì gọi ông vua này là Bạo chúa.

-------------------------------

* Pola lei e pola grei : Phụng sự luật pháp và nhân dân.
Đây cũng là khẩu hiệu hiện nay của lực lượng Vệ binh Cộng hoà (Guarda Nacional Republicana).

Theo wikipedia

mardi 7 avril 2009

Mille baisers d'Hanoï

Nghìn nụ hôn từ Hà nội
25. TONKIN - Hanoï - Parc d'artillerie
Trại pháo tại Ngọc hà (Hà nội)
Collection de Dieulefils (53, rue Jules Ferry, Hanoï)
*******
Gửi từ Hà nội ngày mồng 7 tháng bảy 1916
Đến Perpignan
Mille baisers d'Hanoï
Jean
*******
Ngọc Lan hát Em về nào có hay (Hoàng Trọng Thụy)

samedi 4 avril 2009

Batalha de Ourique

Trận Ourique



Batalha de Ourique 1139

Fundação de Portugal 1140

#650. 250 escudos đúc năm 1989.
*******
Trận đánh Ourique và việc thành lập nước Bồ-đào-nha

Trận Ourique (tranh của Domingos Sequeira )

Trận đánh Ourique xảy ra tại vùng quê Ourique, nay là Alentejo (miền nam Bồ-đào-nha), vào ngày 25 tháng bảy 1139.
Đây là trận chiến giữa quân Thiên chúa giáo do Alphonse Henriques (Alfonso Henriques) xứ Bồ-đào-nha chỉ huy với quân của năm vị vương nhà Almoravides (người Maures*), theo sử Bồ-đào-nha thì Esmar là thủ lĩnh đạo quân này. Về tương quan lực lượng, quân Maures đã bị suy yếu từ trước do trong nội bộ có những thành phần li khai còn quân Thiên chúa giáo đông hơn hẳn. Người Thiên chúa giáo vì thế đã dành phần thắng và Alphonse Henriques, với sự ủng hộ hoàn toàn của quân lính, tự phong mình là vua với danh xưng Alphonse đệ nhất xứ Bồ-đào-nha. Ông mang tước hiệu Rex Portugallensis (Vua của người Bồ-đào-nha) từ 1140. Tuy nhiên, mãi đến tháng năm 1179, Đức Giáo hoàng mới công nhận tước hiệu này của ông.
Truyền thuyết kể rằng Chúa trời có lẽ đã can thiệp để bênh vực người Bồ-đào-nha. Trên thực tế, câu chuyện này dường như xuất hiện vào thế kỉ XIV nhằm mục đích hợp thức hóa nền độc lập của Bồ-đào-nha. Trận đánh kể trên để lại dấu ấn khá rõ trong trí tưởng tượng của người Bồ-đào-nha, điều về sau còn được thể hiện trên lá cờ của xứ này: năm chiếc khiên xanh lam tượng trưng cho những vị vương người Maures ở Lisbonne, Badajoz, Beja, Elvas và Evora bị đánh bại. Sự giúp đỡ của thánh thần cho phép Alphonse đệ nhất trở thành người chiến thắng, công ơn này được ghi khắc bằng những điểm trắng thể hiện năm vết thương của Ki-tô.

-------
* Maures (tức người Berbère ở Bắc Phi) là tộc người lai cư ngụ ở phía tây Maghreb. Người La mã chinh phục họ vào thời Cổ đại và thành lập ở vùng đất đó tỉnh Maurétanie. Là những người bị Islam hóa, sắc dân Maures đã tham gia vào cuộc chinh phục Hispanie (bán đảo Ibérie) của người theo đạo này. Vào thời Trung cổ, ở châu Âu từ Maures được dùng để chỉ người Islam nói chung.

Theo wikipedia

jeudi 2 avril 2009

Hà nội 1950

Bờ Hồ 1950


Chuyến tàu điện chạy qua Bờ Hồ vào một ngày hè có lẽ rất nắng
*******
Chiếc thiếp trên nằm trong một loạt các bưu ảnh mà một quân nhân đã viết trong thời gian anh lưu trú tại Đông-dương. Chúng được anh gửi đi trong suốt hành trình và thời gian lưu trú ở mỗi miền đất (Hà-nội, Huế, Sài-gòn). Tất cả đều được đánh số thứ tự và đề ngày tháng.
Cette carte issue d'une série écrite par un militaire ayant séjourné en Indochine. Les cartes ont été expédiées durant son trajet et son séjour. Elles sont toutes numérotées et datées.
N° 269. Hanoï le 23 Décembre 1950

et ma Petite femme chérie
En Souvenir de ton petit mari qui t'aime à la vie et qui ne t'oublie pas.
Bons et tendres baisers


mercredi 1 avril 2009

Tỉnh Cầu đơ

Bureaux de la Résidence de Cau-Do

20. Tonkin - CAU-DO - Bureaux de la Résidence
Tòa sứ Cầu đơ
Collection de l'Union Commerciale Indochinoise
*****
De Dap Cau je t'envoie un affectueux bonjour et un bon baiser.
Ton ami

Gửi từ Đáp cầu đến Carpentras, Vaucluse

*****
Tỉnh Cầu đơ

Được vua Minh Mạng thành lập vào năm 1831, tỉnh Hà nội gồm có bốn phủ (préfecture): Lý nhân, Thường tín, Ứng hoà và Hoài đức (phủ Hoài đức có các huyện (district) Từ liêm, Thọ xương và Vĩnh thuận.) Ngày mồng 1 tháng mười 1888, Tổng thống Cộng hoà Pháp ban hành sắc lệnh thành lập Thành phố Hà nội trên phần đất của hai huyện Thọ xương và Vĩnh thuận. Liền sau đó, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà nội. Hai năm sau, phủ Lý nhân cũng bị tách ra để lập tỉnh Hà nam. Tỉnh Hà nội, với các đơn vị hành chính còn lại, được đổi tên thành tỉnh Cầu đơ vào ngày mồng 3 tháng năm 1902. Tuy nhiên, tỉnh lị vốn đóng tại huyện Thọ xương đã được dời xuống Phủ lí từ trước, rồi chuyển sang Cầu đơ (huyện Thanh oai, phủ Ứng hoà) ngày 26 tháng chạp năm 1896. Ngày 6 tháng chạp 1904, tỉnh Cầu đơ được đổi tên thành tỉnh Hà đông.
*****
Do Bắc kì nằm dưới sự bảo hộ của Pháp, cho nên ở cấp tỉnh, bên cạnh vị quan đại diện cho bộ máy hành chính của triều đình nhà Nguyễn là Tổng đốc còn có một đại diện người Pháp cai trị gián tiếp, chức vụ của người này là Công sứ (Résident). Tuy nhiên, trên thực tế Công sứ có quyền quyết định mọi việc đại sự ở địa phương.
Tòa sứ (Bureaux de la Résidence) là nơi làm việc của Công sứ Pháp.