mardi 12 mai 2009

Taverne Royale

Boulevard Francis Garnier


Hanoï - Boulevard Francis Garnier - Phố Đinh Tiên Hoàng
Collection Nguyen Van Huu -Belphoto - Hanoï
-----------------
Chiếc thiếp trên nằm trong một loạt các bưu ảnh mà một quân nhân đã viết trong thời gian anh lưu trú tại Đông-dương. Chúng được anh gửi đi trong suốt hành trình và thời gian lưu trú ở mỗi miền đất (Hà-nội, Huế, Sài-gòn). Tất cả đều được đánh số thứ tự và đề ngày tháng.
Cette carte issue d'une série écrite par un militaire ayant séjourné en Indochine. Les cartes ont été expédiées durant son trajet et son séjour. Elles sont toutes numérotées et datées.
N° 213. Le 21 Septembre 1950
Bons Baisers de ton petit mari qui ne t'oublie pas.
---------------------
Chỗ gắn dòng chữ Taverne Royale (Tửu quán Hoàng gia) hiện là nơi treo một bức chân dung và đủ loại cờ quạt xanh đỏ.
------------------
Francis Garnier


Marie Joseph François (Francis) Garnier (*1835? - †1873) là một sĩ quan hải quân người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mê-kông cũng như vì chiến dịch quân sự của mình tại Bắc kì năm 1873.
Sử Việt cũ thường phiên âm tên Garnier là Ngạc nhi.

Ông sinh tại St. Etienne. Sau khi tốt nghiệp trường trung học (lycée) tại Montpellier, ông theo học trường học viện hải quân (l'Ecole Navale) năm 1855. Sau khi tốt nghiệp, ông gia nhập hải quân Pháp. Sau những chuyến đi tới vùng biển Brasil và Thái-bình-dương ông đã nhận một chức vụ trong ban tham mưu của đô đốc Charner, người mà từ năm 1860 tới 1862đã có những chiến dịch quân sự tại Nam kì.
Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi tại Pháp, ông đã trở lại phương Đông, và năm 1862 được bổ nhiệm làm thanh tra dân sự tại Nam Kỳ, và được giao nhiệm vụ quản lý hành chính khu vực Chợ Lớn, khi đó là ngoại ô Sài Gòn. Các tác phẩm đầu tiên của ông là "La Cochinchine" (Nam kì) và "De la colonisation de la Cochinchine" (Về quá trình thực dân hóa Nam kì), trong đó ý tưởng thám hiểm sông Mê-kông đã xuất hiện, do ông rất ấn tượng với các truyền thống văn hóa Trung-hoa

Cuối năm 1873, ông được đô đốc Dupré, thống đốc Nam kì, gọi trở lại để giao nhiệm vụ hòa giải các mâu thuẫn, xung đột giữa người bản xứ tại Bắc kì với những người Pháp khi đó có mặt tại đây, nhằm tìm kiếm vùng đất bảo hộ (thuộc địa) mới cho Pháp tại Bắc kì. Ông dẫn đầu đội quân hai trăm người và bốn khẩu pháo ra Bắc kì. Tuy nhiên, ông không sử dụng các biện pháp ngoại giao mà dùng ngay vũ lực. Ngày 20 tháng mười một 1873 ông chiếm Hà nội, thủ phủ Bắc kì, nhưng một tháng sau ông đã bị giết trong trận đánh với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Thi hài ông được đưa vào Sài gòn chôn cất năm 1875. Người Pháp buộc phải rút khỏi Hà Nội sau khi ký kết hiệp ước với người Việt, tuy nhiên họ lại chiếm Hà Nội một lần nữa vào năm 1882, bản thân Garnier bị chính phủ Pháp quy cho là có trách nhiệm chính trong thảm họa đó.

Năm 1943, Liên bang Đông Dương đã phát hành tem bưu chính để ghi công Garnier.

Hài cốt của ông được đưa về chôn cất tại Paris năm 1983.
Theo wikipedia


Cầu giấy - gần nơi Francis Garnier bị giết ngày 21 tháng chạp 1873
Hồi bé, thường thấy một tảng bê-tông lớn trước cửa Bưu điện Cầu giấy. Ở trường thầy dạy sử (nhà thầy gần đấy) bảo đó là mộ giả của Garnier (giờ nghĩ lại thì có lẽ đó là monument commémoratif, bia tưởng niệm). Về sau một quán nước xuất hiện ở đấy và nay thì tảng bê-tông đã biến mất.

Aucun commentaire: